VIET NAM ENGLISH
41/61 Đường số 3, Phường 9, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 0937496799
VIET NAM ENGLISH

Tin Tức

Vietcombank Lào và tầm nhìn của người đi sau

Thứ tư - 24/10/2018 05:40
(Chinhphu.vn) –Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank (Vietcombank) chuẩn bị khai trương Ngân hàng con 100% vốn tại Lào. Ông Phạm Mạnh Thắng – Phó Tổng Giám đốc (PTGĐ) Vietcombank kiêm Chủ tịch Ngân hàng TNHH MTV Ngoại thương Việt Nam tại Lào (Vietcombank Lào) đã có cuộc trao đổi một số thông tin về chiến lược của Vietcombank tại thị trường Lào. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...

Xin ông có thể cho biết một số lý do tại sao Vietcombank lại chọn thị trường Lào thành lập ngân hàng 100% vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh?

Ông Phạm Mạnh Thắng: Trước tiên, phải khẳng định rằng việc mở rộng phát triển mạng lưới trong và ngoài nước của Vietcombank là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần triển khai của Vietcombank.

Nhìn trên góc độ ngoại giao, quan hệ hữu nghị Việt-Lào là mối quan hệ truyền thống, đoàn kết và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn có những chủ trương và sử dụng tối đa nguồn lực có thể để hỗ trợ Lào trong công cuộc phát triển.

Là một định chế tài chính lớn của Việt Nam, Vietcombank nhận thức rõ ràng trách nhiệm của mình trong việc triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước. Đây là một trong những lý do để Vietcombank lựa chọn Lào là thị trường gần gũi, có quan hệ tốt đẹp để thành lập chi nhánh, đánh dấu sự hiện diện đầy đủ đầu tiên của Vietcombank trong hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng bên ngoài biên giới quốc gia.

Nhìn trên góc độ kinh tế, Lào là quốc gia khá ổn định và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao trong nhiều năm (tăng trưởng GDP trung bình 2013 – 2017 đạt 7,4%), thu nhập bình quân đầu người của Lào đến năm 2017 đạt  2.472USD/người. Việc nhanh chóng tham gia vào thị trường Lào sẽ góp phần đáp ứng được các nhu cầu trên và là một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng, triển vọng đối với Vietcombank.

Nhìn trên góc độ tài chính ngân hàng, thị trường tài chính Lào hiện đang ở giai đoạn đầu của bước phát triển mới, Lào có thị trường vốn đã bắt đầu định hình và thị trường chứng khoán vừa chính thức hoạt động. Đây sẽ là một cơ hội mới để Vietcombank cung cấp các gói dịch vụ tài chính tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào cũng như các doanh nghiệp tại Lào, qua đó gián tiếp thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều và mở rộng hợp tác thương mại giữa hai nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Lào phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào.

Như vậy có thể nói xét về các phương diện ngoại giao, địa lý, thị trường, Lào là một đất nước phù hợp để chúng tôi lựa chọn mở rộng hoạt động kinh doanh phù hợp với chiến lược và tầm nhìn đến năm 2020 của Vietcombank.

So với một số ngân hàng khác, Vietcombank vào thị trường Lào sau, theo ông bên cạnh những thuận lợi thì những thách thức của Vietcombank khi mở Ngân hàng 100% vốn tại đây là gì?

Ông Phạm Mạnh Thắng: Đối với thị trường Lào, Vietcombank chậm hơn so với một số ngân hàng Việt Nam Có thể kể đến như BIDV, VietinBank đã xuất hiện khá lâu tại Lào, ngoài ra còn có Sacombank, Vietbank, MBank. Như vậy sự cạnh tranh trong chính nội bộ các ngân hàng của Việt Nam tại đây là khá lớn trong tương lai. Mặc dù Vietcombank đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường Việt Nam tuy nhiên đối với một thị trường mới là Lào việc triển khai quảng bá thương hiệu, cung cấp dịch vụ, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, để triển khai một ngân hàng cần rất nhiều công đoạn, từ cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, mạng lưới bán hàng, đội ngũ chăm sóc khách hàng… Thách thức lớn nhất của Vietcombank trong quá trình triển khai là vấn đề thời gian khi một mặt chúng tôi phải hoàn thiện bộ máy, cơ sở hạ tầng, vật chất, mặt khác phải đẩy nhanh quá trình này để có thể cung cấp dịch vụ đến khách hàng tại Lào nhanh nhất vì thực tế như tôi đã nói ở trên, Vietcombank đang chậm chân so với các ngân hàng của Việt Nam chứ chưa nói đến các ngân hàng nội địa của nước bạn.

Một thách thức khác cũng khá quan trọng đó chính là hệ thống luật pháp của Lào còn đang trong quá trình hoàn thiện; nền kinh tế dựa nhiều vào nông nghiệp và tài nguyên cùng các khoản đầu tư tài trợ từ nước ngoài. Về hệ thống tín dụng, các ngân hàng thương mại quốc doanh Lào đóng vai trò quan trọng và chiếm thị phần lớn trong hệ thống. Các hoạt động trên thị trường 1, thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) chỉ ở mức sơ khai với chỉ vài ngân hàng tham gia giao dịch nhỏ lẻ. Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng còn ở mức chưa cao, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHTW chủ trì mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm.

Bên cạnh những thách thức như tôi đã nói ở trên, Vietcombank cũng có những thuận lợi nhất định. Trước tiên đó chính là mối quan hệ ngoại giao đặc biệt sâu sắc giữa Việt Nam và Lào sẽ giúp cho các hoạt động của Vietcombank được hỗ trợ tốt hơn.

Thị trường tài chính ngân hàng còn sơ khởi của Lào tuy là một thách thức nhưng đây có thể coi là một cơ hội cho Vietcombank do hiện tại Vietcombank đã có những kinh nghiệm, những bài học trong 55 năm hình thành và phát triển. Chúng tôi sẽ mang những hệ thống sẵn có, những quy trình đã được xây dựng chuẩn, các sản phẩm dịch vụ đã được khẳng định trên thị trường Việt Nam để nhanh chóng triển khai cho thị trường Lào.

Bên cạnh đó, với việc thành lập ngân hàng con 100% vốn tại Lào, Vietcombank có thể tận dụng mạng lưới khách hàng hiện có của Vietcombank: khoảng 40 doanh nghiệp với 46 dự án đầu tư sang Lào (với tổng quy mô vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD) đang có quan hệ tín dụng với Vietcombank.

Như vậy, sẽ có không ít thách thức phía trước, là tư lệnh của Vietcombank tại Lào, ông và Ban lãnh đạo Vietcombank có chiến lược, giải pháp gì để phát triển Vietcombank Lào trong tương lai?

Ông Phạm Mạnh Thắng: Về cơ bản, Vietcombank Lào được thừa hưởng uy tín và thương hiệu Vietcombank với nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại; sản phẩm dịch vụ đa dạng; hệ thống quản lý rủi ro, giám sát hoạt động chặt chẽ. Nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, dự kiến Vietcombank Lào sẽ tập trung khai thác và phục vụ các đối tượng khách hàng có mối quan hệ vững chắc với ngân hàng mẹ tại Việt Nam. Đồng thời, không ngừng nghiên cứu đổi mới sản phẩm dịch vụ đảm bảo thích ứng và phù hợp với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tại Lào.

Cụ thể hóa điều này, trong các năm đầu, Vietcombank Lào sẽ tập trung vào các khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào (hiện tại khoảng hơn 200 doanh nghiệp), đặc biệt là tiếp cận các dự án đã được cấp phép và đang trong giai đoạn xin cấp phép cùng với doanh nghiệp hiện là khách hàng Vietcombank tại Việt Nam. Mở rộng một phần ra các doanh nghiệp, cá nhân tại Lào để chiếm thị phần.

Về sản phẩm huy động vốn, Vietcombank Lào sẽ xây dựng chính sách huy động nguồn vốn với lãi suất huy động cạnh tranh, linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường và nhu cầu của các khách hàng.

Về tín dụng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào khu vực các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư FDI tại Lào như viễn thông, bảo hiểm, năng lượng, hóa chất, xăng dầu, phân phối hàng tiêu dùng.. chú trọng tiếp cận các doanh nghiệp là Tập đoàn, Tổng công ty lớn tại Lào trong các lĩnh vực thiết yếu như thiết bị y tế, hàng tiêu dùng, phân phối ô tô, may mặc.

Về hoạt động dịch vụ, triển khai Cung cấp các sản phẩm thanh toán quốc tế, bảo lãnh cho các khách hàng doanh nghiệp kinh doanh XNK, xây dựng; tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử, các sản phẩm thẻ , phát triển hệ thống ATM, POS nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt, phù hợp với xu hướng và thị hiếu của các khách hàng đặc biệt là giới trẻ bản địa; Cung cấp các dịch vụ ngân quỹ, quản lý dòng tiền, tư vấn, kiều hối.

Về kế hoạch triển khai, Vietcombank Lào tiến hành xây dựng hệ thống Core-banking, hệ thống máy chủ, hệ thống khôi phục dữ liệu, các phần mềm kết nối trực tuyến 24/24h giữa hệ thống giữa Vietcombank Lào với Ngân hàng mẹ để kịp thời nắm bắt các biến động trong hoạt động của Vietcombank Lào, tăng cường công tác giám sát…

Về nguồn nhân lực, ban đầu Vietcombank sẽ cử các nhân sự có chất lượng từ Việt Nam sang hỗ trợ song song với việc tuyển mới các nhân sự tại địa phương để hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức. Về phát triển mạng lưới, Vietcombank Lào sẽ xây dựng các phòng giao dịch, chi nhánh tại các địa phương theo lộ trình, nhanh chóng phát triển thị trường và khẳng định vị thế tại các thị trường Vietcombank hiện diện.

Xin cám ơn ông đã chia sẻ thông tin!
Anh Minh

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức cùng chuyên mục

Traffic là gì? Làm thế nào để tăng traffic cho website?

Traffic là gì? Làm thế nào để tăng traffic cho website?

Traffic User là truy cập nhận được từ việc người dùng nhập các từ khóa trên công cụ tìm kiếm để vào website của bạn. Tuy nhiên các từ khóa này được...

Cảng nước sâu Nam Đình Vũ 6.000 tỷ đồng đi vào hoạt động

Cảng nước sâu Nam Đình Vũ 6.000 tỷ đồng đi vào hoạt động

(Chinhphu.vn) - Đây là cảng thứ 7 trong hệ thống cảng của Gemadept và là cảng nước sâu lớn nhất khu vực Đình Vũ, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải...

Phát huy hiệu quả các dự án tự động hóa lưới điện phân phối

Phát huy hiệu quả các dự án tự động hóa lưới điện phân phối

(Chinhphu.vn) – Các dự án mini SCADA được Chính phủ Phần Lan hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tại một số địa phương đã hoàn thành góp...

Vietcombank thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội

Vietcombank thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội

(Chinhphu.vn) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa tổ chức phiên bán đấu giá thoái vốn 534...

Saigon Co.op chào đón siêu thị thứ 100

Saigon Co.op chào đón siêu thị thứ 100

(Chinhphu.vn) - Trong tháng 10, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) sẽ chào đón siêu thị thứ 100, nâng tổng số điểm bán lẻ lên hơn...

Gần 82 tỷ đồng nâng công suất TBA 220kV Hải Dương 1, Trà Vinh

Gần 82 tỷ đồng nâng công suất TBA 220kV Hải Dương 1, Trà Vinh

(Chinhphu.vn) – Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, miền Nam và các đơn vị liên quan đã...

S&P giữ nguyên định hạng tín nhiệm của BIDV với triển vọng ổn định

S&P giữ nguyên định hạng tín nhiệm của BIDV với triển vọng ổn định

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tổ chức Định hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poors (S&P) thực hiện...

BIDV hợp tác với Ngân hàng RBI

BIDV hợp tác với Ngân hàng RBI

(Chinhphu.vn) – BIDV và RBI thống nhất phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên, tập trung vào các lĩnh vực...

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ hỏng mặt đường cao tốc

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ hỏng mặt đường cao tốc

(Chinhphu.vn) - Sáng 16/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn về xử lý khắc phục hư hỏng mặt đường tại dự án...

DN Nhật Bản muốn nâng tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam

DN Nhật Bản muốn nâng tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam, thời gian qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật...

Hợp tác phát triển năng lượng mặt trời

Hợp tác phát triển năng lượng mặt trời

(Chinhphu.vn) - Là một trong các quốc gia đi đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển các giải pháp cho năng lượng mặt trời, các doanh nghiệp hàng đầu...

Khách hàng & Đối tác của chúng tôi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây