VIET NAM ENGLISH
41/61 Đường số 3, Phường 9, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 0937496799
VIET NAM ENGLISH

Tin Tức

Phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam

Thứ tư - 24/10/2018 05:34
Ngày 13/9, bên lề Hội nghị WEF ASEAN 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam với chủ đề "Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu". Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới...

Thưa quý vị đại biểu và toàn thể các doanh nghiệp,

Hội nghị Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN có quy mô lớn tầm khu vực vừa kết thúc thành công, tạo nên một hình ảnh đẹp trong cộng đồng quốc tế về sự hợp tác hiệu quả giữa WEF và Việt Nam cũng như các nước ASEAN.

Trong không khí vui mừng đó, Chủ tịch WEF, ngài Bóc-Bren-đơ và tôi chào mừng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thành viên WEF tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS). Đây là cơ hội tuyệt vời để các nhà đầu tư quốc tế, ASEAN, Việt Nam cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng "kết nối và sáng tạo" và mở ra cơ hội hợp tác mới trong niềm tin hứng khởi tan tỏa của CMCN 4.0.

Thưa quý vị,

Thương mại thế giới đang đứng trước nhiều thử thách, trong đó có sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại, nguy cơ làm xói mòn niềm tin vào xu thế tự do hóa, đe dọa các thể chế thương mại đa phương lẫn song phương... Tuy nhiên, với niềm tin, sự lạc quan về xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, Việt Nam luôn nhất quán đề cao những lợi ích của thương mại tự do và nhận thức rõ các cơ hội hợp tác rộng mở với dòng chảy chính là hòa bình, hợp tác và toàn cầu hóa.

Đối với Việt Nam, hơn 30 năm thực hiện chính sách Đổi mới cũng là thời gian Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập và thực tế những thành tựu của Đổi mới ở Việt Nam không thể không gắn với những cải cách theo hướng tự do hóa và mở cửa. Mặc dù có những giai đoạn đầy thách thức nhưng nhìn trên bình diện chung, mở cửa đã mang lại những lợi ích thương mại to lớn đối với kinh tế Việt Nam.

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam lần này với chủ đề "Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu", thay vì kể ra những thành quả đạt được mà hẳn là các bạn đã biết, tôi xin bắt đầu với một số thực trạng mà chúng tôi cho là chưa được kỳ vọng.

(1) Trước hết, có thể nói đến nay Việt Nam đã tham gia khá rộng vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu nhưng xét về độ sâu thì chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Theo các thống kê, hiện mới chỉ có khoảng 21% Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 46% ở các nước trong khu vực ASEAN. Tỷ trọng giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của thế giới chưa tương xứng với mục tiêu và tiềm năng của chúng tôi.

(2) Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra những thành công của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở các khâu đơn giản như lắp rắp, đóng góp sản phẩm. Đây là những mắt xích hạ nguồn của chuỗi cung ứng thường có giá trị gia tăng không cao và thiếu bền vững. Tỷ lệ giá trị sản phẩm được các doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước hiện chỉ đạt chưa tới 27% tổng giá trị đầu vào, phần còn lại là mua từ doanh nghiệp FDI khác hoặc nhập khẩu.

Thưa quý vị,

1. Trước thực trạng đó, Việt Nam đặt mục tiêu nâng cấp và dịch chuyển lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI.

Về phía doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi xác định: phải tự nâng cấp mình, cải thiện năng lực quản trị và độ tinh thông trong hoạt động, theo đuổi các giá trị và tầm nhìn dài hạn. Về phía Chính phủ cam kết đóng vai trò kiến tạo phát triển, đồng hành cùng các bạn trong toàn bộ tiến trình. Về phía nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam mong muốn nhiều tập đoàn quốc tế, các doanh nghiệp FDI cởi mở hơn trong chính sách cung ứng của mình; tạo cơ hội nhiều hơn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị; tăng cường chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam; đặt niềm tin nhiều hơn vào năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.

2. Việt Nam không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa nhưng Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất. Việt Nam có đủ tự tin để làm điều đó. Đồng thời Việt Nam có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng, đó là khát vọng mãnh liệt, không thua kém với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới;

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều yếu tố bất định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn luôn được duy trì trong top những quốc gia có tốc độ cao trên thế giới. Năm 2017 Việt Nam đạt tăng trưởng 6,81%, riêng sáu tháng đầu năm 2018 tăng trưởng 7,08%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua ở Việt Nam kể từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008.

Xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của WEF đối với Việt Nam ở vị trí 55/137 quốc gia, xếp hạng môi trường kinh doanh (DB/WB) thứ 68/190 nền kinh tế, chỉ số đổi mới sáng tạo GII của Tổ chức sở hữu trí tuệ LHQ (WIPO) đứng thứ 45/127 nước;

3. Việt Nam đang trở thành một trong những công xưởng của thế giới và là một điểm tựa cho các tập đoàn lớn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trên toàn cầu. Độ mở thương mại của quốc gia hiện nay đạt trên 200% GDP.

Hiện nay có gần 26.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động với số vốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD đến từ gần 130 quốc gia, đối tác. Trong đó có sự hiện diện của nhiều tập đoàn hàng đầu quốc tế ở Việt Nam như Samsung, Canon, Fujitsu, Toyota, Honda, Intel, Nike,... đó là những chỉ dấu tích cực về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam;

Sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam hoàn toàn có thể ươm mầm nên những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Nhiều tập đoàn trong số đó là thành viên của WEF, như Viettel, FPT, VinGroup, VNPT, Vietcombank, BRG, T&T, Hòa Phát, Sovico, Thaco, Đất Việt...

4. Môi trường chính trị và xã hội của Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định trong khu vực và trên thế giới, điều này càng ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền chính trị xã hội một số nước thường rơi vào bất ổn. Đồng thời các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam được duy trì ổn định với tăng trưởng cao liên tục; thương mại tăng bình quân 15%/năm; nợ công, lạm phát được kiểm soát,…

- Lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ bậc nhất trong khối ASEAN, được đào tạo cơ bản, cần cù, kỹ năng tốt, có năng lực tiếp thu và nắm bắt các tiến bộ, công nghệ nhanh chóng. Đến nay Việt Nam vẫn duy trì lợi thế nhân công giá rẻ trong khi một số nước bắt đầu đánh mất lợi thế này của mình.

- Chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam là thành viên của WTO, tham gia ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm 6 FTA giữa ASEAN với các đối tác lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiệp định thương mại thế hệ mới CPTPP đang được phê chuẩn, tiếp theo sẽ là Hiệp định FTA với EU và RCEP.

Các hiệp định này đang mở rộng cánh cửa của hơn 50 nền kinh tế, là cơ hội được kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu; có thể nói, giờ đây khi đứng ở Việt Nam các bạn có thể nhìn thấy cơ hội tiếp cận hầu hết các thị trường lớn của thế giới, đặc biệt với thị trường ASEAN, Việt Nam đóng vai trò như một cửa ngõ quan trọng bậc nhất. Đặc biệt Việt Nam có vị trí địa chiến lược tối ưu cho chuỗi cung ứng của thế giới mà không phải quốc gia nào cũng có được.

5. Trên nền tảng nền kinh tế mở và hội nhập, Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Chúng tôi có 20 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD với tiềm năng tăng trưởng giá trị của chuỗi cung ứng là rất lớn; khả năng đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam được đánh giá là khá tốt trước các rủi ro thương mại quốc tế.

Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí top đầu trên thế giới như lúa gạo, hồ tiêu, cà phê, điều, cá basa, tôm,… Nhiều chuỗi cung ứng hoa quả, trái cây như thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bưởi… thực hành theo quy trình nông nghiệp sạch, thông minh, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia có tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… Với mỏ vàng nông nghiệp tiềm năng còn chưa được khai thác hết, đây sẽ là tiềm năng thu hút đầu tư và hợp tác rất lớn mà Việt Nam trong đợi.

Thưa quý vị,

Chúng tôi hiểu rằng, khi mình tiến lên thì các quốc gia khác cũng tiến lên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu; do vậy với ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc, Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn để tích lũy quốc lực, nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế và thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực.

Tôi xin chúc toàn thể quý vị sức khỏe và thành công

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức cùng chuyên mục

Bị bắt khi chở 30 bánh heroin từ Nghệ An vào TPHCM

Bị bắt khi chở 30 bánh heroin từ Nghệ An vào TPHCM

(Chinhphu.vn) - Trên đường vận chuyển 30 bánh heroin vào TPHCM tiêu thụ, Ích và Hợi bị Công an huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) bắt giữ.

Xử lý khoảng trống pháp lý về sử dụng tài sản công thanh toán cho Nhà đầu tư dự án BT

Xử lý khoảng trống pháp lý về sử dụng tài sản công thanh toán cho Nhà đầu tư dự án BT

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về việc xử lý khoảng trống pháp lý khi Chính phủ...

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự

(Chinhphu.vn) - Chiều 16/10, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Mai Lương Khôi giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng...

Giấu 198 bánh heroin trong máy xúc

Giấu 198 bánh heroin trong máy xúc

(Chinhphu.vn) - Mới đây, Công an tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện và bắt giữ các đối tượng chở số lượng ma túy lớn với thủ đoạn tinh vi. Tổng giá trị của số...

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm cho thuê đất mương thoát nước

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm cho thuê đất mương thoát nước

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý các vi phạm liên quan...

Thành lập 19 Tòa án quân sự quân khu, Tòa án quân sự khu vực

Thành lập 19 Tòa án quân sự quân khu, Tòa án quân sự khu vực

(Chinhphu.vn) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 571/NQ-UBTVQH14 thành lập Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự...

Chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính

Chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, tổ chức thực...

Bắt khẩn cấp đối tượng khủng bố lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH

Bắt khẩn cấp đối tượng khủng bố lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH

(Chinhphu.vn) – Cổng TTĐT Bộ Công an cho biết, cơ quan công an vừa bắt giữ 2 đối tượng khủng bố, đe dọa một số lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc...

Kiên quyết chống ‘bảo kê’; không để ‘xã hội đen’ lộng hành

Kiên quyết chống ‘bảo kê’; không để ‘xã hội đen’ lộng hành

(Chinhphu.vn) - Xây dựng kế hoạch tổng thể đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức với phương châm “bóp chết từ trong trứng”, kiên quyết không để...

Sắp tới, người dân có thể gửi đơn kiện điện tử tới tòa án

Sắp tới, người dân có thể gửi đơn kiện điện tử tới tòa án

(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân Tối cao đã ra mắt các hệ thống công nghệ thông tin được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án: Hệ thống gửi,...

Khách hàng & Đối tác của chúng tôi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây